Mụn nước là gì? 6 nguyên nhân gây nên mụn nước cần biết

Mụn nước là gì? 6 nguyên nhân gây nên mụn nước cần biết

Nổi mụn nước là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Mụn nước làm cho tình trạng da tệ đi rất nhiều.

Vậy chúng có nguy hiểm không và cách khắc phục như thế nào?

Hãy cùng mình tìm hiểu các thông tin về mụn nước và cách trị mụn tại nhà ngay trong bài viết sau đây.

[wpipa id=”9318″]

Mụn nước là gì? Đặc điểm nhận dạng mụn nước

Mụn nước được hiểu nôm na là phần da bị phồng lên và bên trong chứa dịch lỏng. Mụn có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi vị trí trên cơ thể, gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

Mụn nước có thể xuất hiện ở bất kì đâu trong cơ thể và có thể vỡ ra, lây lan thành từng mảng. Các nốt mụn thường có màng bọc rất mỏng nên dễ nhìn thấy huyết thanh, dịch lymph, máu hay dịch ngoại bào.

mụn nước ở chân

Mỗi loại bệnh sẽ có một biểu hiện riêng đặc trưng, thế nhưng, nhìn chung mụn có kích thước cỡ bằng hạt gạo, đều có đặc điểm chung đó là phần da sẽ bị sưng phồng lên và bên trong chứa dịch lỏng, gây đau, ngứa khu vực xung quanh mụn.

6 Nguyên nhân hình thành mụn nước

Mụn nước khá phổ biến và ai cũng có thể gặp phải, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến hình thành mụn nước trên cơ thể.

Nhiễm virus Herpes simplex

Người bị virus Herpes simplex tấn công sẽ có biểu hiện xuất hiện các mụn nước xung quanh miệng hay cơ quan sinh dục.

Khu vực nổi mụn thường sưng đỏ và gây đau nhức, khó chịu. Nếu mụn nước xuất hiện ở vùng miệng sẽ gây khó khăn khi ăn uống, đồng thời gây mất tự tin khi giao tiếp.

Mụn nước sinh dục gây ra bởi virus Herpes
Mụn nước sinh dục gây ra bởi virus Herpes

Nguyên nhân gây ra loại mụn trên là do sự tiếp xúc trực tiếp từ người bệnh sang người lành. Chẳng hạn dùng chung son môi, sử dụng chung đồ dùng hoặc quan hệ tình dục không an toàn, bị nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.

Khi thấy xuất hiện mụn loại này, các bạn nên đến các cơ sở y khoa để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tránh làm vỡ mụn, tự ý điều trị tại nhà sẽ làm cho tình trạng trở nên xấu và khó điều trị hơn.

Dị ứng, chàm

Với biểu hiện ban đầu đó là ngứa và nổi mẩn đỏ, và cuối cùng là nổi mụn, gây đau nhức, khó chịu.

Vì biểu hiện của bệnh sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy, chính vì thế, phản xạ đầu tiên của người mắc phải sẽ gãi, nhưng hành động này vô tình khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Trong các mụn nước thường sẽ chứa dịch lỏng, nếu túi dịch này vỡ ra sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lây lan nhiều hơn.

Vì vậy, tuyệt đối không thực hiện các hành động như: gãi, dùng kim châm để làm vỡ túi dịch trong mụn nước.

Zona thần kinh

Zona thần kinh là bệnh cũng có biểu hiện là những mụn nước mọc thành từng dải, tập trung ở môi, mặt…

Đây là bệnh xuất hiện đối với những người đã có tiền sử mắc bệnh thủy đậu. Các vi rút vẫn tồn tại trong cơ thể sau khi người bệnh đã chữa dứt thủy đậu, đến một lúc nào đó các vi rút này sẽ bùng phát trở lại gây ra bệnh Zona thần kinh (dân gian thường gọi là bệnh giời leo).

Mụn nước giời leo
Mụn nước giời leo

Mụn do Zona thần kinh gây ra thường kèm theo các cơn đau, rát. Người bệnh thường sẽ có các triệu chứng đau nhức người, chán ăn hoặc sốt…

Thủy đậu

Đây cũng là một trong các loại bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây nên bệnh thủy đậu hay còn được gọi được gọi là bệnh trái rạ. Bệnh xuất hiện đặc biệt ở thời tiết ẩm nồm, cơ thể xuất hiện các nốt mụn nổi xung quanh người, có thể xuất hiện ở cả niêm mạc và lưỡi.

Bệnh trong khoảng thời gian phát bệnh đến khi lành bệnh khá lâu, thông thường kéo dài từ 2-3 tuần, tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Bệnh thường có các biểu hiện như: sốt, nhức đầu, mệt mỏi toàn thân,… và triệu chứng cuối cùng là nổi mụn nước toàn thân.

Những mụn này sẽ gây đau nhức toàn cơ thể, làm cho người mắc phải mệt mỏi, khó khăn trong các hoạt động thường ngày, kể cả trong khi ngủ. Các nốt mụn sau khi xẹp dần sẽ tạo một chấm đen chính giữa, gây mất thẩm mỹ.

mụn do bệnh thủy đậu gây nên
Mụn do bệnh thủy đậu gây nên

Thủy đậu là một căn bệnh có thể lây từ người này sang người kia nếu tiếp xúc với túi dịch bị vỡ. Vì thế, khi có những biểu hiện của bệnh, cần cách ly với những nơi đông người để tránh lây nhiễm cho người khác. Đồng thời điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh để lại những biến chứng không mong muốn.

Da bị kích ứng do tiếp xúc các chất độc hại.

Những người làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều hóa chất cũng có khả năng cao bị mắc các bệnh lý dẫn đến mụn.

Hóa chất sẽ gây kích ứng cho da khi thời gian tiếp xúc giữa da và các chất hóa chất đủ dài. Bệnh nhẹ bắt đầu từ biểu hiện đỏ, rát cho đến nặng hơn là nổi các mụn nước, bóng nước ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của người bệnh. Nặng hơn có thể gây nên các bệnh nguy hiểm.

Mụn nước do bị bỏng

Khi bị bỏng, các nốt mụn có thể xuất hiện, trường hợp này nhẹ bạn có thể xử lí tại nhà bằng một số cách đơn giản.

Mụn nước gây ra do bị bỏng
Mụn nước gây ra do bị bỏng

Cách điều trị mụn nước đúng đắn

Mụn nước không phải là bệnh khá nguy hiểm và có khả năng tự hết sau 1 tuần. Tùy theo từng loại bệnh mà chúng ta có các cách điều trị khác nhau.

Bạn có thể thực hiện một số cách dân gian bạn có thể xử lí ở nhà. Tuy nhiên, phương pháp tốt nhất đó là đến các cơ sở y tế, khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Thoa dầu tràm trà

Trường hợp mụn nước nhẹ, bạn có thể bôi tràm trà lên nốt mụn. Tràm trà có tính kháng viêm, kháng khuẩn làm khô mụn. Dùng đầu tăm bông bôi lên nốt mụn đã được dẫn lưu dịch rồi dùng băng gạc băng lại.

tinh dầu tràm trà

Dùng giấm táo

Pha loãng giấm táo với nước tỉ lệ 1:1 lên nốt mụn. Giấm táo có tính kháng khuẩn giúp điều trị các vấn đề nhỏ như mụn nước (lưu ý với trường hợp mụn nước nhẹ).

Giấm táo điều trị mụn thịt
Giấm táo điều trị mụn thịt

Rau diếp cá

Dùng rau diếp cá xay nhuyễn đắp lên vết mụn nước 15 phút mỗi ngày để xoa dịu các nốt mụn, khô còi.

Dùng rau diếp cá để điều trị mụn nước
Dùng rau diếp cá để điều trị mụn

Lời khuyên

Khi bị mụn nước, một số trường hợp bạn không nên tự ý điều trị tại nhà chẳng hạn như:

  • Mụn nước nhiễm trùng, có mủ
  • Vùng da nổi mụn sưng đau, khó chịu.
  • Tình trạng viêm da nổi mụn nổi đi nổi lại nhiều lần.

Trong quá trình điều trị mụn nước, bạn cần lưu ý:

  • Tránh tiếp xúc môi trường bụi bẩn, ô nhiễm.
  • Tránh tiếp xúc hóa chất độc hại, chất tẩy rửa mạnh, gây kích ứng da.
  • Giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ, tránh mặc quần áo quá chất gây cọ xát, làm vỡ mụn nước.
  • Uống đủ nước và ăn nhiều rau củ quả.
ăn nhiều rau quả làm mát cho cơ thể
Ăn nhiều rau quả làm mát cho cơ thể
  • Hạn chế tụ tập nơi đông người khi phát hiện cơ thể bị nổi mụn nước vì có khả năng lây lan và nhiễm khuẩn.
  • Không dùng tay hay bất cứ vật dụng gì để làm vỡ túi dịch, vỡ mụn nước ra, hoặc dùng tay gãi xung quanh khu vực nổi mụn nước.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi mắc phải các bệnh nặng do mụn nước gây ra như thủy đậu,… tuyệt đối không tự ý chữa trị tại nhà.

Trên đây là những kiến thức về mụn nước mà mình muốn chia sẻ tới cho các bạn.

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp đủ kiến thức về mụn nước và giúp bạn chọn lựa phương pháp trị mụn nước hiệu quả.

Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn đang gặp phải vấn đề và cần mình trả lời nhé.

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments