Da nhạy cảm cảm là gì? 4 cách nhận biết làn da nhạy cảm

Da nhạy cảm cảm là gì? 4 cách nhận biết làn da nhạy cảm

Trong các loại da thì da nhạy cảm là loại da khó chăm sóc và đòi hỏi bạn phải có rất nhiều kiến thức

Vậy nếu chẳng may bạn sở hữu da nhạy cảm, thì làm như thế nào để có thể chăm sóc da một cách hiệu quả và an toàn?

Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Da nhạy cảm là gì? Đặc trưng của da nhạy cảm?

Da nhạy cảm là loại da thường gặp phải các vấn đề như sần, dễ bị đỏ, khô và bóng tróc tế bào trên bề mặt da.

Da nhạy cảm sẽ phản ứng mạnh hơn so với các loại da khác, do các đầu dây thần kinh ở lớp trên cùng của da rất yếu và dễ bị kích thích.

Sự kích ứng xảy ra khi hàng rào tự nhiên của da bị suy yếu hoặc bị phá vỡ bởi các tác nhân như: gió, mặt trời, thay đổi nhiệt độ, do hormone, thiếu ngủ và thậm chí là ô nhiễm không khí.

Da nhạy cảm thường có các biểu hiện như:

  • Bỏng.
  • Châm chích.
  • Nổi mẩn đỏ hoặc cảm thấy ngứa.
  • Căng da rất khó chịu.

Những người có làn da nhạy cảm thường phản ứng nhiều với xà phòng, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm và chất tạo mùi trong các sản phẩm bôi ngoài da.

2. Có mấy loại da nhạy cảm?

Thông thường da nhạy cảm được chia thành bốn loại sau đây diễn biến tùy theo độ tuổi và các tác nhân di truyền:

  1. Da nhạy cảm tự nhiên: Đây là di truyền, nó có thể dẫn đến các bệnh trên da khác như eczema, bệnh hồng ban và bệnh vẩy nến.
  2. Da nhạy cảm với môi trường: Loại nhạy cảm này thường bị kích ứng bởi môi trường xung quanh như: phơi nắng, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí,…
  3. Da nhạy cảm với các sản phẩm chăm sóc da: Da sẽ phản ứng lại khi bạn dùng các sản phẩm chăm sóc da có chứa các hợp chất gây hại, dẫn đến da đỏ, bong tróc, đau rát hoặc nổi mụn
  4. Da mỏng: Càng lớn tuổi, làn da của chúng ta càng trở nên mỏng hơn và dễ bị kích ứng hơn.

3. 4 Cách nhận biết da mình là da nhạy cảm?

1. Da bạn dễ dàng bị bong tróc

Da ửng đỏ là một dấu hiệu phổ biến của làn da nhạy cảm, cho dù là do di truyền hay do phản ứng với các thành phần hóa học.

Những người có làn da thực sự nhạy cảm thường có phản ứng này. Sau khi da bị ửng đỏ thì sẽ xảy ra tình trạng da bong tróc và đau rát.

Các bạn nên chú ý dùng những sản phẩm lành tính để dưỡng ẩm đầy đủ để giảm bớt tình trạng đau rát do da bong tróc.

2. Da của bạn dễ phản ứng với các sản phẩm chăm sóc da

Da bạn thường xuyên xuất hiện mụn sưng, viêm và vết sưng đỏ là dấu hiệu của làn da nhạy cảm.

Cho dù là sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, kem nền hay kem chống nắng, làn da của bạn sẽ phản ứng lại theo chiều hướng xấu.

Những bạn có làn da nhạy cảm thường có hàng rào bảo vệ da mỏng hơn, nên các thành phần trong sản phẩm chăm sóc da dễ gây nên tình trạng châm chích chích hoặc bỏng.

Hãy kiểm tra các sản phẩm chăm sóc da mới bằng cách thoa thử sản phẩm trên một khu vực nhỏ như má hoặc trán.

Sau đó đợi trong 24 giờ để kiểm tra tình trạng của da. Nếu da bạn có dấu hiệu ửng đỏ, châm chích hoặc nổi mụn, thì sản phẩm đó có chứa thành phần không hợp với làn da của bạn.

3. Da của bạn nhạy cảm với tia UV

Khi bạn đi ra ngoài mà không dùng kem chống nắng hoặc mặc quần áo kín đáo thì da bạn sẽ dễ bị ửng đó và đau rát.

Da nhạy cảm sẽ dễ bị cháy nắng khi tiến xúc với tia UV. Bạn nên dùng kem chống nắng có quang phổ rộng, chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn.

Bạn cũng nên lưu ý dùng các sản phẩm chống nắng vật lý có chứa thành phần chống nắng dịu nhé.

4. Thay đổi và trở nên nhạy cảm hơn theo thời tiết

Khi thời tiết lạnh và khô, da của bạn có xu hướng đỏ và nổi mẩn.

Khi da xuất hiện những tình trạng trên, bạn nên lưu ý dùng các sản phẩm có chiết xuất từ hoa cúc, hoa hướng dương, nha đam,… Do đây là các thành phần dịu nhẹ, có khả năng làm dịu da nhạy cảm.

4. Sự khác biệt giữa phản ứng dị ứng và da nhạy cảm?

Nhiều bạn thường nhầm lẫn giữa dị ứng và sự nhạy cảm của da.

Có những bạn thuộc da thường nhưng hay bị kích ứng, dị ứng bởi một số thành phần hoặc các chất lạ trong sinh hoạt hằng ngày, dị ứng có mức độ nghiêm trong hơn so với việc da bị nhạy cảm.

Thông thường các chiệu chứng khi da bị dị ứng là sẽ phát ban, nóng rát, đỏ ngứa,… lúc này bạn nên đi đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Tại Việt Nam, đa phần những người bị dị ứng da thường là dị ứng với các chất sau đây:

  • Vàng, niken và các kim loại dùng để làm trang sức.
  • Paraben và chất tạo mùi trong các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm.
  • Một số các thành phần trong thuốc kháng sinh.
  • Một số loại thực phẩm dùng hằng ngày.

Một số dị ứng hoặc kích ứng sẽ tự động hết theo thời gian, nhưng cũng có một số tình trạng không dứt khiến da bạn gặp vấn đề nghiêm trọng, hãy chủ động đến bệnh viện để được khám kịp thời.

5. Nên làm thế nào khi da bị kích ứng?

Nếu da của bạn bị kích ứng nghiêm trọng thì bạn nên liên hệ với bác sĩ vì bạn có thể cần dùng thuốc để kiểm soát sự kích ứng.

Đối với kích ứng nhẹ, thì bạn có thể làm dịu da tại nhà.

Hãy tìm hiểu về các bước đơn giản có thể giúp làm dịu làn da nhạy cảm nhé.

  • Bước 1: Làm sạch da bằng sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ, không chứa xà phòng, không chứa chất tạo mùi. Bạn cũng có thể rửa mặt bằng nước ẩm để làm dịu kích ứng.
  • Bước 2: Dùng các sản phẩm dưỡng ẩm sâu có thể giúp phục hồi chức năng rào cản tự nhiên của làn da.

Lưu ý: Trong lúc da đang bị kích ứng, bạn nên ngưng sử dụng các sản phẩm làm trắng, trị mụn, trị thâm,… Bạn nên tập trung vào việc chăm sóc da tối giản nhất có thể, để cơ chế tự tái tạo của da được hoạt động ổn định.

6. Nguyên nhân dẫn đến da nhạy cảm, yếu và mỏng

Da nhạy cảm là do các dây thần kinh ở lớp trên cùng của da bị kích thích, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động khác, điều này xảy ra do lớp màng ẩm tự nhiên của da bị suy yếu và bị phá vỡ do một vài nguyên nhân dưới đây:

  • Tiếp xúc với tia UV từ mặt trời, môi trường bị ô nhiễm khiến da ngày càng suy yếu chức năng tự phục hồi và bảo vệ.
  • Thường xuyên thay đổi nhiệt độ (thời tiết lạnh, khắc nghiệt).
  • Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.
  • Căng thẳng và thức khuya (thay đổi thời gian sinh học của cơ thể).
  • Phản ứng với chất Clo khi bạn đi bơi (kích ứng).
  • Da khô, mất nước do không chăm sóc da đầy đủ.
  • Di truyền là một trong những yếu tố phổ biến, có thể bạn nhận được gen di truyền từ những người trong gia đình có làn da yếu mỏng.

7. Cách giảm mức độ nhạy cảm của da

Da nhạy cảm có thể được cải thiện nếu bạn chăm sóc da đúng cách và giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường lớp bảo vệ bên ngoài cho da.

Dưới đây là một vài cách sẽ giúp cho da bạn khỏe mạnh hơn và giảm được sự nhạy cảm:

  • Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể bài tiết độc tố và tốt cho việc lưu thông máu.
  • Nên tránh xa các thành phần dễ gây kích ứng cho da có trong mỹ phẩm.
  • Sử dụng các sản phẩm chuyên biệt cho da nhạy cảm.
  • Nên thoa kem chống nắng cho da khi đi ra ngoài đường.
  • Đeo khẩu trang bảo vệ da khỏi bụi bẩn.
  • Ăn các thực phẩm làm mát cơ thể, sáng da và tăng cường bổ sung collagen, vitamin.

Thêm vào đó, bạn cũng nên lựa chọn các sản phẩm có những chiết xuất từ thiên nhiên và không chứa các chất gây hại cho da như: hương liệu, xà phòng, paraben,…

8. Cách chăm sóc cho da nhạy cảm

Để da lúc nào cũng khỏe mạnh, hồng hào và rạng ngời thì dưới đây là những lưu ý trong việc chăm sóc riêng cho da nhạy cảm:

  1. Lựa chọn được các sản phẩm skincare chuyên cho da nhạy cảm.
  2. Nên dùng kem chống nắng mỗi ngày.
  3. Ưu tiên bước làm sạch và dưỡng da để giảm mụn, tái tạo tế bào mới mỗi ngày giúp cho da hồng hào hơn.
  4. Nên dùng toner/lotion để dưỡng da: trong các sản phẩm này thường rất nhẹ nhàng và giúp da cân bằng độ ẩm.
  5. Bổ sung dưỡng chất từ các thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất,… giúp da tươi tắn và giảm các nguyên nhân lão hóa da.

Kết

Da nhạy cảm mặc dù nghe nói đến là đã thấy khó chăm sóc nhưng thật ra không phải thế, chỉ cần bạn có kiến thức về nó và tìm các phương pháp skincare phù hợp thì sẽ rất đơn giản.

Trên đây là tổng hợp các kiến thức liên quan về da nhạy cảm, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc da.

Hãy để lại bình luận nếu cần sự hỗ trợ và trả lời từ mình.

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments